Kinh nghiệm khi đi gia sư 1. Về tác phong sư phạm: - Bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, bẩn bẩn, luôn cau có, khó đăm đăm tóc lại nhuộm xanh đỏ sẽ làm cho chúng thấy khó chịu. - Khi nói chuyện với phụ huynh phải có tác phong nghiệm túc, khi được hỏi thì phải trả lời tự tin, rõ ràng, không được lý nhí trong miệng. - Khi đi nhận lớp, tuyệt đối không hỏi phụ huynh là “ bây giờ cháu phải gia sư như thế nào”; “dạy lại từ đầu hay dạy tiếp chương trình” nói chung là những câu hỏi đại loại như vậy gia đình sẽ đánh giá bạn là người vừa không có kiến thức vừa không có kỹ năng sư phạm vì nếu đã biết dạy như thế nào thì học còn thuê bạn về làm gì? - Hãy lên góc học tập của học sinh, tự mình thu xếp sách vở gọn gàng và hướng dẫn cho học sinh cách thu xếp đó. Nhất là trước mặt phụ huynh thì điều này càng có ý nghĩa. Thậm chí bạn có thể quát mắng học sinh trước mặt phụ huynh khi chúng vẫn bừa bộn vào lần sau.
2. Trong buổi đầu đi dạy: - Bạn phải chuẩn bị thật cẩn thận, đầy đủ, chu đáo tất cả các đồ dùng dạy học, giáo án… để tạo ra cho học sinh và gia đình của học sinh những ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Không có gì là khó khăn cả. Hãy nghĩ rằng người ta làm được mình cũng làm được thậm chí mình còn làm tốt hơn. - Hãy dạy từ những kiến thức dễ nhất rồi nâng dần. Nếu bạn dạy kiến thức khó, nó sẽ cho rằng bạn dạy khó hiểu. - Hãy đi sớm hơn khoảng 15 phút và dạy hơn vượt quá thời gian so với quy định một chút. Điều đó sẽ chiếm được cảm tình của gia đình. 3. Hãy lấy lòng học sinh. - Gia su o vinh đi dạy cũng phải hiểu rằng, tuy mình đang là người thầy nhưng nhiều khi chỉ là một người thầy bằng giấy, vì đối tượng học trò của mình không giống như các học trò và thầy giáo trong các nhà trường phổ thông để bạn có thể mắng mỏ, quát nạt chúng. Nhiều khi chúng là những đứa vừa dốt, vừa láo, vừa nghịch ngợm, con nhà giàu có nên nhiều lúc gia sư còn đóng vai trò là người giữ trẻ. Bố mẹ chúng thường chẳng có thời gian để kiểm tra xem gia sư làm thế nào, mà mọi thông tin tốt hay xấu về gia sư, cần thêm hay bớt buổi dạy, cho gia sư dạy tiếp hay nghỉ luôn…, thường thông qua đứa con yêu quý của mình. Do vậy, gia su tai vinh phải hiểu được tâm lí học trò, gần gũi, hoà đồng với học trò để tạo thiện cảm. Cần phải có thêm những tri thức thật chắc chắn về một lĩnh vực nào đó mà học trò đang quan tâm để chúng nể, chúng thấy mình rất “siêu”. Phải biết kể chuyện lẫn vào các bài học và vài buổi dạy đầu tiên có thể dành ít phút nán lại chơi cờ, chơi điện tử, chời tú lơ khơ… với chúng, nếu chúng muốn. Khi học trò đã có thiện cảm với mình, gia sư mới có thể yên tâm là có lúc mình quát mắng chúng cũng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại.
>>> tim gia su tai vinh |