Động lực được hiểu là những nhân tố bên trong kích thích và thúc đẩy con người nỗ lực làm một việc gì đó. Đối với học sinh, động lực học tập rất quan trọng và cần thiết bởi nếu không các em sẽ trở nên trì trệ, kết quả học tập bị giảm sút. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng biết cách tạo ra động lực học tập và quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, Gia Sư Việt xin chia sẻ 9 giải pháp giúp bạn lấy lại động lực học tập để đạt được những thành tích cao hơn.
1. Tập thể dục hằng ngày
Khi chúng ta thức dậy sau hơn 8 tiếng đồng hồ chìm sâu vào giấc ngủ, não bộ sẽ chưa kịp thích nghi cho việc học tập. Tinh thần lúc này vẫn còn uể oải, rất dễ dẫn đến cảm giác chán nản và mệt mỏi. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy thức dậy sớm hơn 30 phút so với thời gian biểu bình thường để tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Điều này giúp bạn tư duy minh mẫn, tràn đầy năng lượng và động lực dồi dào học tập. Bên cạnh đó, khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức của bạn sẽ cao hơn những người ít vận động.
2. Xây dựng tính kỉ luật cao
Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn duy trì động lực học tập mỗi ngày. Nếu chúng ta có tính kỉ luật thì tất cả những suy nghĩ và ý định đặt ra đều được thực hiện nhanh chóng. Sở dĩ phải rèn luyện nguyên tắc trên vì khi làm bất cứ việc gì cũng có thể hoàn thành một cách liền mạch, không ngắt quãng. Vậy nên, hãy cố gắng đưa bản thân vào một khuôn khổ và tìm cách làm sao để hoàn thành cho thật tốt. Chẳng hạn, hôm nay bạn dậy vào lúc 5 giờ 30 phút sáng để tập thể dục, thì tất cả những ngày sau đó bạn vẫn phải duy trì nó.
3. Tạo không gian học tập thoáng đãng
Không gian thoáng đãng là nơi thúc đẩy, truyền cảm hứng và tạo động lực rất lớn trong học tập, làm việc. Cho nên bạn hãy sắp xếp một không gian học tập thật sạch sẽ, ngăn nắp. Hãy loại bỏ hoàn toàn những thứ không dùng đến nữa ra khỏi nơi này để bớt tạo cảm giác chật chội, gây sự khó chịu đối với bản thân. Chắc chắn những điều nho nhỏ như vậy sẽ đóng góp nhiều vào công cuộc khơi gợi niềm say mê học tập cho chính bạn.
Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể thử thay đổi lại cách sắp xếp và trang trí không gian theo sở thích. Chẳng hạn như treo những nhân vật hoạt hình được yêu thích, hay thần tượng bóng đá mình đam mê để tạo sự mới mẻ, cảm giác thư thái. Bởi đơn giản, không gian học tập là nơi bạn dành nhiều thời gian nhất và ảnh hưởng tích cực đến bản thân. Có như vậy, bạn sẽ cảm thấy bị kịch thích, hứng thú và tinh thần chăm chỉ học hành hơn.
4. Chia bài tập thành những phần nhỏ
Chúng ta thường xuyên có hàng tá dạng bài tập khác nhau của các môn được thầy cô giao. Khi mùa thi đến, thì lượng bài tập ấy lại tăng lên gấp đôi phải hoàn thành, bạn nên phân bổ hợp lý để không chán nản khi nhìn thấy chúng nhằm giảm sự lười biếng xuống thấp nhất. Lúc này, việc cần làm là chia nhỏ bài tập thành những mục tiêu vừa sức và hãy phân từng dạng lại với nhau, loại nào dễ làm trước. Cứ tiến hành lần lượt như vậy bạn sẽ cảm thấy việc học tập trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
5. Phân bổ thời gian học tập hợp lý
Hàng ngày, bố mẹ thường bắt chúng ta phải học tập và nỗ lực thật nhiều nhưng lại ít quan tâm đến thời gian bạn cần nghỉ ngơi. Dẫn đến việc nhiều bạn bị stress kéo dài, không còn động lực học tập nữa. Những ngày nghỉ, các bạn chỉ nên dành một lượng thời gian vừa đủ để học tập. Sau những tiết học mệt mỏi ở trường các bạn hãy nghỉ giải lao, vui chơi lành mạnh cho khuây khỏa đầu óc chứ không nên cắm cúi học và làm bài tập liền suốt mấy tiếng đồng hồ. Điều này giúp bạn có tinh thần thoải mái, tăng động lực để học tập tiếp.
6. Rủ bạn cùng học nhóm
Với những bài tập khó, một người suy nghĩ sẽ rất mất thời gian, nhưng nếu có nhiều người cùng tìm hiểu, tranh luận thì bài đó sẽ thú vị và dễ giải quyết hơn. Ngoài ra, khi có người đồng hành để cùng nhau học tập thì bạn sẽ có tinh thần thi đua cầu tiến, trở nên chăm chỉ vì sự tác động giúp nhau tiến bộ từng ngày. Cách thức để xây dựng quá trình học nhóm hiệu quả cho học sinh vô cùng đơn giản như sau:
Thành lập nhóm với những thành viên ham học, chăm chỉ
Trước khi học nhóm mỗi cá nhân phải tự nghiên cứu trước bài tập
Làm việc nhóm để trao đổi, lắng nghe, tiếp thu và tổng kết ý kiến của nhau
Sau đó hợp tác với giáo viên để giải quyết vấn đề băn khoăn chưa làm được.
7. Tự thưởng cho bản thân
Để khích lệ bản thân khi đạt được mục tiêu thì một phần thưởng sẽ cổ vũ thêm động lực học tập. Nó có thể là truyện tranh hay đồ dùng cá nhân từ số tiền tiết kiệm mà bố mẹ cho bạn chưa động đến. Điều này vừa giúp bạn cảm thấy vui hơn lại biết quý trọng đồng tiền mình dành dụm. Ngoài việc tự thưởng bằng vật chất, bạn cũng nên dành cho mình món quà tinh thần, như nghe bài hát hay bộ phim yêu thích trong khoảng thời gian nhất định.
8. Có phương pháp học tập hiệu quả
Không phải ai cũng biết cách xây dựng cho bản thân phương pháp học tập phù hợp. Bởi đây là cách thức để mỗi người vận dụng tư duy để hiểu sâu kiến thức hay tập trung cao độ. Chính vì thế, bạn hãy tự thiết lập cho mình phương pháp tối ưu nhất, chẳng hạn như nghiên cứu các trang mạng xã hội, thầy cô và bạn bè chia sẻ trên lớp hay những mối quan hệ xung quanh. Nếu bạn cảm thấy quá khó, có thể nhờ đến trung tâm gia sư để họ tư vấn và giúp đỡ.
9. Học tập với tinh thần thoải mái
Bất kể một vấn đề khó khăn nào, nếu bạn lạc quan, vui vẻ thì dễ dàng giải quyết thành công. Học tập cũng vậy, đầu óc cần thư giãn thì mới có hứng thú để tiếp nhận những kiến thức mới. Đừng quá lo lắng khi mình học không giỏi bằng người ta, chỉ cần không dừng lại thì bạn tiến chậm mà chắc cũng chẳng sao. Cho nên bạn hãy thật tự tin và thoải mái, bởi việc học là cả đời, nếu không đạt được tiêu chí này thì chúng ta có quyền tự hào về bản thân.
Lời kết: Hi vọng, 9 giải pháp trên sẽ giúp bạn lấy lại động lực học tập để tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Gia Sư Việt luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cho bạn các phương pháp học tập tốt nhất. Ngoài ra, với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, sinh viên giỏi, chúng tôi cung cấp gia sư tại nhà từ lớp 1 – 12 cho mọi trình độ học sinh ở Hà Nội. Vui lòng liên hệ qua số 096.446.0088 – 090.462.8800 để được tư vấn và giải đáp chi tiết. |